Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa thanh phù
bà ngựa 𱙘馭
ngọ 午: ngựa [Vương Lực 1958: 36]. Dừng ngựa là ngự 御, 馭, các đồng nguyên tự trên có kiểu tái lập là *ngia [Vương Lực 1982: 139-140; LQ Kiệt 1999: 308]. Chữ 馭 là chữ chỉ ý gồm cái tay (又) và con ngựa. Chữ 御 là chữ hình thanh kiêm chỉ ý: bộ xích 彳 trỏ con đường, chữ ngọ 午 trỏ con ngựa (đồng thời là thanh phù), dưới là chữ chỉ 止 (dừng, hãm), bộ tiết 卩 trỏ cái roi. Ngoài ra, còn có chữ 卸 với nghĩa là dỡ đồ [Karlgren 1923: 238], nhưng lại lấy tiết 卩 làm thanh phù nên đọc là , có lẽ nghĩa gốc là dỡ đồ từ trên lưng ngựa xuống, cho nên mới có ngọ 午 làm ý phù. Karlgren tái lập âm của ba chữ 馭,御,禦 là *ngiʷo’ [1923: 376]. Ngoài ra còn có ngự 午卩 , mà Huệ Thiên (2004: 305-310) coi là một đồng nguyên tự của ngọ. Norman (1985: 88) coi 午 là từ mượn của Mon Khmer, chua tiếng Việt có ngựa, proto Việt-Mường là maŋəə [Ferlus 1992: 57]. Schuessler (1987: 519) tái lập 午 là *ŋuoᴮ LH *ŋa, OCM *ŋâ, đồng thời cũng xác nhận 御 là đồng nguyên tự và tái lập là *ŋjwoᴮ (1987: 590). Với cứ liệu maŋəə từ tiếng Pakatan, và các cứ liệu bà ngựa trong tiếng Việt cổ có thể nghĩ đến giả thuyết rằng đây là lưu tích của một từ để trỏ ngựa trong tiếng HTC, từ này vốn có tổ hợp phụ âm đầu *- (ng có tiền mũi) mà là lưu tích của tiền mũi *m-, còn *ŋ- trong ngọ, ngựa là lưu tích của *-. Cũng có khả năng maŋəə là cách đọc Việt hoá vào giai đoạn tiếng Việt cổ, như lốc, trọc, trốc ngày nay vốn xuất phát từ một âm Việt hoá vào thế kỷ XV là *tlốc vốn có nguyên từ là độc 髑. x. trốc, x. mắng.
dt. <từ cổ> con ngựa. (Thủ vĩ ngâm 1.4)‖ (Tự thuật 114.3)‖ Dợ đứt khôn cầm bà ngựa dữ, quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.3)‖ sách đối đan trì, văn chói chói gấm trên bà ngựa (Lê Thánh Tông - Thập giới cô hồn…)‖ xích tiểu đằng là dây răng bà ngựa…mã hành lấy não bà ngựa (Tuệ Tĩnh - nam dược Quốc Ngữ phú).
bịn rịn 𥾽練
đgt. “thương nhớ, bứt đi không đặng” [Paulus của 1895: 57]. La ỷ dập dìu, hàng chợ họp, cửa nhà bịn rịn, tổ ong tàng. (Thuật hứng 55.6). Công danh bịn rịn già lú, tạo hoá đong lừa trẻ chơi. (Tự thán 104.5), nguyên văn chữ bịn rịn ghi 𱹮練, thanh phù: đại luyện (代練); TVG, VVK phiên dày dạn, BVN phiên dây trói; ĐDA, paul Schneider cho là lầm từ chữ 𥾽練 phiên là bịn rịn; nhóm MQL phản đối cách phiên của ĐDA mà phiên là day rịn với nghĩa day dứt, bịn rịn. Tuy nhiên, cách đọc của ĐDA có thể chấp nhận được, bởi bịn còn từng được ghi bằng tự dạng 𦁂 rất dễ lầm thành tự dạng 𱹮. Về mặt nghĩa, các phân xuất của các cách phiên đều không thoát khỏi nghĩa của “bịn rịn”, nên thống nhất để đảm bảo tính hệ thống của ngôn ngữ.
chăn 氈
◎ Nôm: 𧜖 AHV: chiên, thanh phù: đàn. Ss đối ứng căn (1 thổ ngữ Mường), men (6 thổ ngữ), o (16 thổ ngữ), doj (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 191]. Dạng chăn (氈) và mền (綿) đều là từ hán Việt-Mường. Hai dạng sau là gốc Mường.
dt. đồ dùng để đắp cho ấm, được dệt từ lông thú, lưu tích: chăn chiên. Sách Chu Lễ thiên Thiên quan phần Chưởng bì có câu: “mùa thu lấy bì, mùa đông thu hoạch da, cùng là lông để làm chăn” (秋斂皮,冬斂革,共其毳毛爲氈). Nguyễn Trãi trong bài Hạ nhật mãn thành có câu: “nghiệp nhà truyền mỗi tấm chăn xanh” (傳家舊業只青氈). Lọn khuở đông, hằng nhờ bếp, suốt mùa hè, kẻo đắp chăn. (Trần tình 38.4).
chấm 點
◎ Nôm: 枕 Đọc theo âm Việt hoá. AHV: điểm. Chữ điểm 點 nguyên có thanh phù là chiêm 占. Còn thấy tương ứng giữa chấm mồm = đấm mồm trong cách nói dân gian. đố mọt trùng sâu, cú câu điểm chấm (Tam Thiên Tự: 35).
đgt. điểm mực ngắt câu văn, như cú đậu 句讀. Chà mai đêm nguyệt, dậy xem bóng, phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu. (Ngôn chí 3.4). chấm câu là ngữ động từ, sau cho các nghĩa Việt dụng khác như chấm bài, chấm thi, chấm điểm, chấm người.
chừng 程
◎ Nôm: 澄 dt. âm HHV của trình 程, trỏ quãng đường hoặc quãng thời gian xác định đại khái. trình 程 là chữ hình thanh, gồm bộ hoà 禾 (nghĩa phù) và chữ trình 呈 (thanh phù). Nghĩa gốc là trỏ việc cân đo cũng như dụng cụ đo lường lúa gạo. Sách Tuân Tử thiên Chí sĩ : “chừng là cái chuẩn của vật, lễ là cái chuẩn của tiết độ; chừng để định số lượng; lễ để định nhân luân” (程者、物之準也,禮者、節之準也;程以立數,禮以定倫 trình giả vật chi chuẩn dã, lễ giả tiết chi chuẩn dã; trình dĩ lập số, lễ dĩ định luân). Nghĩa phái sinh của trình/ chừng là trỏ hạn độ (đo lường), giới hạn (thời gian), ví dụ: bài Nguỵ đô phú có câu: “đêm trăng có hạn” (明宵有程 minh tiêu hữu trình). Phái sinh tiếp, trình còn để trỏ giới hạn của không gian, quãng đường, như lộ trình. Rồi được dùng để trỏ cả quãng đường lẫn con đường.
dt. <từ cổ> quãng đường hoặc khoảng thời gian xác định đại khái. [Vương Lộc 2001: 36]. Non tây bóng ác đã măng tằng, dìn đỉnh tùng thu vãng chừng. (Tự thán 98.2)‖ Chiều người ngựa cũng vui chân qua chừng (lưu nữ tướng, c. 268)‖ ai ngờ gặp đứa gió trăng, cho nên khuất nẻo lạc chừng khốn thay! (trinh thử, c. 65-66)
cạn 乾
◎ Nôm: 𣴓 AHV: can. Âm cạn là âm PHV. Đồng nguyên với chữ hạn 旱, lưu tích âm này còn thấy trong thanh phù can 干. 旱 và 乾 là các đồng nguyên tự, lần lượt được tái lập là: kan , *kân và ganᴮ, *gân? [Schuessler 1988: 249]. Chuỗi đồng nguyên: hạn - khan - khàn - cạn. Ss đối ứng: kan (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 185].
tt. nông (do rút bớt lượng nước). Dễ hay ruột bể sâu cạn, khôn biết lòng người vắn dài. (Ngôn chí 6.5)‖ (Thuật hứng 69.3)‖ (Tự thán 109.3)‖ (Bảo kính 153.5).
dòm 󱩿
◎ (thanh phù diêm). “Dòm: ngó nhìn kĩ, như nhìn qua lỗ nhỏ.” [Rhodes 1651 tb1994: 77]. Phiên khác: lẽ (TVG), xem (ĐDA). Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> nhòm, xem ra. Cùng đạt dòm hay nơi có mệnh, đòi cơ tạo hoá mặc tự nhiên. (Bảo kính 163.7).
dợ 𬘂
◎ (thanh phù dự).
dt. <từ cổ> dây, lưu tích trong từ dây dợ, dây nhợ. “nhợ: chỉ gai xe nhỏ, người ta hay dùng mà chằm lưới. Nhợ gai: nhợ bằng vỏ gai. Đánh nhợ, xe nhợ: làm ra dây nhợ. Nói có dây có nhợ: nói dai quá, nói như đánh dây” [Paulus của 1895: 748]. đầu dây mối dợ (Tng.). Dợ đứt khôn cầm bà ngựa dữ, quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.3). Sách Thượng Thư có ghi bài Ngũ tử chi ca rằng: “vua cha ta dạy, dân khá gần, chớ coi nhẹ, dân là gốc nước. Ta thấy ngu phu ngu phụ trong thiên hạ thảy đều hơn ta, nhỡ có ai đôi ba lần thiệt thòi, thì há cái lầm lỡ ấy có được làm sáng rõ ra chăng? ta nay đến với muôn dân, phải răn dè như giong sáu ngựa bằng sợi cương mục nát. Làm vua sao có thể không cẩn thận cho được!” (皇祖有訓,民可近,不可下,民惟邦本,本固邦寧。予視天下愚夫愚婦一能勝予,一人三失,怨豈在明,不見是圖。予臨兆民,懍乎若朽索之馭六馬,為人上者,奈何不敬). Dợ nọ có dùi nào có đứt, cây kia toan đắn lại toan đo. (Bảo kính 176.3), từ câu tục ngữ: già néo đứt dây. nhợ.
gẫm 吟 / 𡄎
◎ Nghiệm 騐 / 驗, niệm 念, nẫm 稔, nhẫm 恁 đều là các đồng nguyên tự, với nghĩa “suy nghĩ, ngẫm nghĩ”. [Vương Lực 1982: 609; Schuessler 2007: 400]. Mối quan hệ ngữ âm k - ng - n - g còn thấy trong thanh phù niệm 念, mà niệm lại có thanh phù gốc là câm 今. Lưu tích thấy qua mối tương ứng trong tiếng Việt: ngẫm - gẫmngẫm ngọt. ”những song thức có ng - g: ngáy - gáy, ngắt - gắt, con nghẹ - con ghẹ, nghiện - ghiền, ngẫm - gẫm, nghé mắt - ghé mắt”. [NT Cẩn 1997: 32], ghếch (mắt) - nghếch mắt, ghiền (thuốc) - nghiện, gước (mắt) -ngước, gang - ngang (nói) [NN San 2003b: 197].
đgt. gẫm. Sách Thuyết Văn ghi: “Niệm là luôn nghĩ vậy” (念,常思也). Văn này gẫm thấy mới thon von, thương hải hay khao, thiết thạch mòn. (Thuật hứng 49.1)‖ (Tự thán 87.1)‖ (Bảo kính 147.7, 182.4, 182.8)‖ (Trúc thi 223.4)‖ (Lão hạc 248.1).
gốc 縠
◎ Nôm: 谷 Đọc âm PHV, AHV: hộc, hộc cho âm vóc (HHV) trong vải vóc; thanh phù cốc gần với gốc. ngũ thiên tự ghi: “Hộc 縠: là bả” [Huệ Thiên 2006: 573]. Sách Tăng Vận ghi: “The gấm gọi là gốc, dùng tơ mịn mà dệt nên” (縐紗曰縠,紡絲而織之 trứu sa viết hộc, phưởng ti nhi chức chi) phiên khác: cóc (TVG, ĐDA). Nay theo Schneider.
dt. HVVD <từ cổ> (vải) dệt từ sợi thô, “tơ gốc: cặn kén” [Béhaine 1773: 180], “tơ gốc: fex bombycis” [Taberd 1838: 181], “tơ cặn: kén ươm rồi còn cái bã” [Paulus của 1895: 388]. Miệt bả hài gai khăn gốc, xênh xang làm mỗ đứa thôn nhân. (Mạn thuật 33.7)‖ Vấn khăn gốc đen sì (Nguyễn Hãng - Tịch cư ).
hang thỏ 香兔
phiên khác: gương thỏ (BVN); hương thỏ: quê thỏ (Schneider) [chuyển dẫn PL 2012: 293], ý viết nhầm từ chữ 鄉. Xét, chữ 香 là loại chữ Nôm chệch âm, cổ hơn các chữ Nôm hình thanh đời sau thường dùng 香 làm thanh phù, và gia thêm bộ huyệt, hoặc bộ cốc, hoặc bộ thổ.
dt. hang của thỏ ngọc, trỏ mặt trăng. Hang thỏ trầm tăm Hải Nhược, nhà giao dãi bóng thiềm cung. (Thuỷ thiên nhất sắc 213.3). x. thỏ, x. ác thỏ.
hớp 哈 / 吸
hớp: đọc âm THV. 哈 đồng thời là nguyên từ của (trong hà hơi), ngáp (trong cá ngáp) và ha (trong từ ha ha). Chữ 吸 (hấp) nghĩa là hít vào (trong từ hô hấp). Trong tiếng Hán, 吸 và 哈 là những đồng nguyên tự. Tuy nhiên, các văn bản nôm thường dùng thông các tự hình này [NQH 2006: 500]. AHV: cáp (thanh phù: hợp), ABK: ha.
đgt. uống. Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén, Ngày vắng xem hoa bợ cây. (Ngôn chí 11.3). Bến trăng cá hớp trăng. (TKML iii 39b).
kháo 巧
◎ Nôm: 窖 / 呌 Đọc theo âm THV. AHV: xảo. “kháo. khôn kháo: khôn ngoan, khôn khéo. kháo lắm: rất khôn ngoan… khôn kháo, khôn ngoan: cùng một nghĩa.” [Rhodes 1651 tb1994: 125]. ”khôn kháo: khôn” [Béhaine 1773: 220], ”khôn kháo: tiếng nước đôi chỉ nghĩa là khôn. khôn kháo ráo rẻ: khôn ngoan lanh lợi (thường nói về lời nói). ăn nói khước kháo: …ăn nói thông suốt…” [Paulus của 1895: 481]. Cuối thế kỷ XIX, chữ khéo đã phổ dụng [Paulus của 1895: 485]. (AHV: cáo, thanh phù: cáo 告). Quá trình Việt hoá: xảo > kháo > khéo.
tt. <từ cổ> khéo léo. Hay văn hay vũ thì dùng đến, Chẳng đã khôn ngay kháo đầy. (Mạn thuật 25.8). Nhân nghĩa trung cần chử tích ninh, Khó thì hay kháo, khốn hay hanh. (Bảo kính 131.2), Thế tình kháo uốn vuỗn bằng câu, Đòi phận mà yên há thửa cầu? (Bảo kính 162.1)‖ Nhiều khôn chẳng đã bề khôn thật, Trăm kháo nào qua chước kháo đầy. (Bảo kính 171.4)‖ Nhiều khôn, nhiều khó, lo cho nhọc, Chẳng đã khôn ngay kháo đầy. (Bảo kính 172.8)‖ Bút thiêng Ma Cật, tay khôn mạc, Câu kháo Huyền Huy, ý chửa đông. (Thuỷ thiên nhất sắc 213.6)‖ Một đóa đào hoa kháo tốt tươi, Cách xuân mởn mởn thấy xuân cười. (Đào hoa thi 227.1)‖ Động người hoa kháo tỏ tinh thần, Ắt bởi vì hoa ắt bởi xuân. (Đào hoa thi 228.1)‖ Nước dẫy triều cường, cuối bãi đầy, Làm “kỳ”, “chính” kháo nên bầy. (Nhạn trận 249.2)‖ Nội hoa táp táp vây đòi hỏi, Doanh liễu khoan khoan kháo lữa lần. (Điệp trận 250.4).
kém 歉
◎ Nôm: 劔 / 劍 歉 “khiểm: ăn không no” (歉,食不满) [Thuyết Văn], lưu tích còn trong từ đói kém. chữ 嗛 (khiếm) nghĩa là “mất mùa”. Chữ 欠 (khiếm) nghĩa là “không đủ, thiếu”. Chữ 減 (giảm, x. keo) nghĩa là “kém đi, sút đi, không bằng”. 慊 (hiềm, thanh phù kiêm) nghĩa là “nghèo” (慊,貧也) [Quảng Nhã], từ đó cho động từ “hiềm” (ganh ghét vì kém hơn người) thông với 嫌. Có chuỗi đồng nguyên trong tiếng Hán là 歉 = 欠 = 嗛 = 減 = 慊 = 嫌 [bổ sung cho Vương Lực 1982: 624- 625]. Tiếng Việt còn bảo lưu âm khem trong kiêng khem, hèm trong tên hèm. Từ chuỗi đồng nguyên trong tiếng Hán, có chuỗi đồng nguyên trong tiếng Việt kém - giảm - khem- hèm. Ss đối ứng kɛm (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 229]. Như vậy, kém là từ hán Việt-Mường.
tt. yếu, không giỏi. (Ngôn chí 6.2)‖ Người cười rằng kém tài lương đống, thửa việc điều canh bội mấy phần. (mai 214.7).
tt. ít, không nhiều. Tài lẹt lạt nhiều, nên kém bạn, người mòn mỏi hết, phúc còn ta. (Ngôn chí 8.5)‖ (Bảo kính 163.3).
tt. thua, không bằng. Ngỡ ốc nhượng khiêm là mỹ đức, đôi co ai dễ kém chi ai. (Tự thán 91.8)‖ (Bảo kính 184.2)‖ (Hoa mẫu đơn 233.2).
lướt 列
◎ Chữ Nôm là liệt 列. Mối quan hệ -ươ ~ -iê: 纖 tươm (tất) ~ tiêm (tất), 沾 chườm ~ chiêm, 泄 (đi) tướt ~ tiết, 躔 trườn ~ triền, (ốc) 贆 bươu ~ biêu, 鮿 chượp (cá) ~ triếp, … [Huệ Thiên 2006: 384]. liệt là nguyên từ của lượt (lần), và làm thanh phù cho chữ Nôm 𦀎 dùng để ghi lượt (là lượt).
đgt. bạt chèo nhanh. Nước xuôi nước ngược nổi đòi triều, thuyền khách chơi thu các lướt chèo. (Tự thán 101.2).
lọn 𫤍
◎ {toàn 全+ luận 論}, đây là chữ Nôm hậu kỳ, nhưng vẫn bảo lưu thanh phù 論. Kiểu tái lập: *blọn. Thế kỷ XII, ghi 婆論 bà- lọn, trăm thần bà- lọn no < 百神全備 (Phật Thuyết 10b9). *blọn > rụng [b-]> lọn (lưu tích còn trong lọn nghĩa). *blọn > trọn (trong trọn vẹn). “blọn: nguyên vẹn. Giữ đạo cho blọn blọn đời” [Rhodes 1651 tb1994: 41; xem TT Dương 2013b].
tt. <từ cổ> vẹn, trọn, suốt, hết. Lọn khuở đông, hằng nhờ bếp, suốt mùa hè, kẻo đắp chăn. (Trần tình 38.3)‖ (Thuật hứng 53.6, 58.1)‖ (Tự thán 94.1, 109.1)‖ (Trừ tịch 194.1)‖ (Cúc 216.7). pb lụn, lòn.
mướn mung 慢夢
◎ Phiên khác: muộn mùng: muộn mằn, chậm trễ, lỡ thời (TVG), muộn màng (BVN), muộn mòng: thuê mướn (ĐDA), mượn mòng: thuê mướn (MQL, PL). Xét, “muộn” luôn được ghi bằng thanh phù 悶 trong lịch sử. Chữ “mượn” hơi khác nghĩa so với “mướn” dù là hai đồng nguyên tự. “mượn” nghĩa là “dùng nhờ đồ của người khác”, còn “mướn” là “chịu giá thuê mượn ít lâu” như thuyền mượn lái mướn [Paulus của 1895 t2: 59]. Ss đối ứng maɲ, muən (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 245].
đgt. thuê, âm “mướn mung” là một dạng láy theo khuôn “ung hoá”, như Lạnh lùng, sượng sùng, thẹn thùng, ngại ngùng… ruộng đôi ba khóm đất con ong, đầy tớ hay cày kẻo mướn mung. (Thuật hứng 56.2).
nghìn 千
◎ Nôm: 𠦳 Trong giáp cốt văn, là chữ hình thanh, gồm {一 +人}. Mà 人 có âm HTC với thuỷ âm ŋ- (x. người), làm thanh phù cho chữ 忎 (cổ văn > 仁 nhân), và 秊 (> 年 niên) [An Chi 2006 t4: 267- 268]. Mối quan hệ ŋ- / ɲ- / n- đã được chứng minh. Lưu tích của vần còn bảo lưu qua các cặp nhân - nhin, ngàn - nghìn. Ss đối ứng ŋjn (28 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 249].
dt. số đếm, ngàn. (Ngôn chí 10.8, 13.8)‖ (Thuật hứng 64.7)‖ (Tự thán 77.8, 87.2, 93.8, 94.5, 102.3)‖ (Bảo kính 136.8, 154.4, 155.1)‖ Láng giềng một áng mây bạc, khách thứa hai nghìn núi xanh. (Bảo kính 169.6, 169.8)‖ (Thiên tuế thụ 235.2)‖ (Lão hạc 248.7). x. la ngàn.
ngây 𬏝 / 疑
AHV : si. Về Từ Nguyên có hai khả năng. (1). “ngây” là một từ gốc Hán, nhưng bị đọc nhầm theo thanh phù “nghi”. (2) “ngây” là gốc Việt, nhưng ngẫu nhiên trùng hình với chữ Hán “si” 癡, với tự dạng như Paulus của 1895 ghi. Nay tạm theo thuyết sau.
đgt. <từ cổ> ngốc, dại, si dại, “cuồng trí, khùng,. Ngây ngây: cuồng tâm, lảng trí, mất trí” [Paulus của 1895 t2: 82]. Quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.4), Ss Trình Minh Đạo trong gia huấn có câu: 官不在愚 quan bất tại ngu [TVG, 1956: 122]‖ (173.1)‖ Tử tái đường nghèo lòng mựa ngây. (Nhạn trận 249.8).
ngăn 限
◎ Nôm: 垠 AHV: hạn. Sách Thuyết Văn ghi: “Hạn là ngăn trở vậy.” (限,阻也 hạn trở dã). Tào Phi trong bài Yên ca hành có câu: “ngưu lang chức nữ nhớ nhau xa, riêng lỗi chi đâu chặn nẻo bờ?” (牵牛織女遥相望,爾獨何辜限河梁? khiên ngưu chức nữ dao tương vọng, nhĩ độc hà cô hạn hà lương). Chữ “hạn” có thanh phù là “cấn” 艮. Các thuỷ âm k- h- ng- là có mối quan hệ. Ví dụ: hàm - cằm - ngàm [xem TT Dương 2011b]. Cũng vậy, có cặp hạn - ngăn (với nghĩa: chặn), cặp hạn - ngần (với nghĩa: giới hạn).
đgt. chặn, trong ngăn trở. Vườn quạnh dầu chim kêu hót, cõi trần có trúc dừng ngăn. (Tự thán 110.6).
người 人
◎ Nôm: 𠊚 / 㝵 AHV: nhân, âm HTC: njin (Baxter, Lý Phương Quế), ɳjin (Vương Lực). Xét, 人 có thuỷ âm ŋ- thượng cổ, được dùng để làm thanh phù cho 見 (目 mục +儿 nhân) và 艮 (目 mục +儿 nhân), rồi hai chữ này lại tiếp tục làm thanh phù cho các chữ có thuỷ âm ŋ- [An Chi 2006 t4: 265- 272], như nghiễn 硯, nhãn 眼, ngân 銀, ngân 垠, ngân 痕, ngân 齦, ngân 泿, trong đó nhãn có âm HTC là ngươi (con ngươi, bạch nhãn: ngươi trắng, hắc nhãn: ngươi đen), ngân 痕 ~ ngấn, ngân 垠~ ngần / ngăn, nghiễn 硯 ~ nghiên. Mặt khác, đối ứng ɲ- (AHV) ŋ- (THV) đã được chứng minh. Ss quan hệ giữa chung âm -n (AHV) -j (THV) như sau: 蒜 toán tỏi, 懶 lãn lười, 鮮 tiên tươi,眼 nhãn ngươi,… như vậy, người ~ ngươi có khả năng là âm THV có từ trước đời Tần. Ss đối ứng: ŋɯəj¹ (Mường), ŋɯəj² (Rục) [VĐ Nghiệu 2011: 57], ŋaj¹ (nguồn), mol⁵ (Mường bi), ŋa¹ (Chứt), kwai (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 235]. Các đối ứng có ŋ- đều là gốc Hán, phân biệt mới mol (người) là gốc Nam Á.
dt. Như ngươi. Mấy người ngày nọ thi đỗ, lá ngô đồng khuở mạt thu. (Ngôn chí 3.7, 5.4, 6.1, 6.6, 8.6, 21.1, 22.3)‖ (Mạn thuật 24.3, 26.8, 32.5)‖ (Trần tình 39.4, 43.5, 44.7, 45.2)‖ (Thuật hứng 47.3, 48.5, 49.4, 56.3, 61.7, 63.1, 70.3)‖ (Tự thán 71.3, 74.6, 76.1, 76.6, 85.1, 86.4, 90.5, 91.1, 91.5, 103.8, 106.6)‖ (Tự thuật 120.3, 121.5)‖ (Tự giới 127.1)‖ (Bảo kính 128.6, 129.5, 130.6, 135.4, 136.4, 137.4, 138.6, 139.1, 141.7, 145.3, 146.6, 147.1, 148.6, 149.1, 149.5, 156.1, 157.2, 160.5, 161.2, 167.1, 171.5, 172.3, 173.5, 174.4, 174.8, 175.4, 175.6, 177.7, 178.2, 179.3, 179.8, 180.3)‖ (Tích cảnh thi 203.1, 207.2, 210.2)‖ (Mai 214.7)‖ (Cúc 216.1)‖ (Trúc thi 222.4, 223.1)‖ (Mai thi 224.2, 225.4, 226.1)‖ Trời sinh vật vuỗn bằng người, nẻo được thơm tho thiếu tốt tươi. (Mộc hoa 241.1).
ngần 限
◎ Nôm: 垠 AHV: hạn. Chữ 艮 làm thanh phù cho một số chữ có AHV “ngân”, như 垠,痕,銀,齦,泿. Như vậy, “ngần” là âm PHV., như chữ vô ngần là cách đọc khác của vô hạn. Khi là động từ, được đọc là “ngăn”, như ngăn cách, ngăn trở, sách Thuyết Văn ghi (限,阻也). x. hẹn.
dt. hạn, giới hạn của số lượng hay mức độ nào đó. Phúc gặp ngần nào ấy mệnh, làm chi đua nhọc tốn công nhiều. (Bảo kính 135.7, 175.1). x. ngăn.
rau 蒌
◎ (thanh phù: lâu). Kiểu tái lập: *klau. So sánh với rao (Lâm La), rảo (tân ly), sao, tsao (Ai Thương), sau (Đông Tân, Ban Chanh), kê sao (Ban Đào) [Gaston 1967: 172]. Kiểu tái lập: *kʰrau¹. [TT Dương 2013b].
dt. rau cỏ. Quê cũ nhà ta thiếu của nào, rau trong nội, cá trong ao. (Mạn thuật 35.2).
rày 𣈙
◎ (thanh phù: lệ, liệt). Kiểu tái lập: *hrei¹ (*drei¹) > rày, nay, này. [TT Dương 2013b].
dt. <từ cổ> ngày nay, trái với diếp (ngày xưa). “mat blang ray tron, mai khuyet” [Morrone 1838: 268], Phng. miền Trung “rày / rầy: nay” [Alves 2012: 4]. Diếp huyện hoa còn quyến khách, rày biên tuyết đã nên ông. (Thuật hứng 62.4, 65.7)‖ Diếp còn theo tiên gác phượng, rày đà kết bạn sa âu. (Bảo kính 162.4)‖ (Tích cảnh thi 200.2).
rêu 嫽
◎ (sic) < 燎, hiện tượng nhầm từ bộ hoả thành bộ nữ, thanh phù: liêu. Kiểu tái lập: *hrɛw¹ > rêu. [TT Dương 2013b]. Khảo dị: bản B ghi {艹 + 尞}. Phiên khác: lèo: lèo buồm (TVG), rều (ĐDA), diều: cái diều (BVN), rìu (Schneider). Nay theo nhóm MQL.
dt. dịch chữ đài 苔. Vương Chất tình cờ ta ướm hỏi, rêu bụi bụi thấy tiên đâu. (Trần tình 41.8). Mượn ý từ bài Tái đáo Thiên Thai của Tào Đường: “Lại đến Thiên Thai hỏi ngọc chân, rêu xanh đá trắng hoá bụi trần.” (再到天台訪玉真,蒼苔白石已成塵 tái đáo Thiên Thai phỏng ngọc chân, thương đài Bạch Thạch dĩ thành trần). x. Vương Chất. ở đây ý thơ đan cài hai điển khác nhau. Câu trên là nói về việc Vương Chất gặp tiên, câu dưới lại chắp ý thơ “rêu thành bụi trần” của Tào Đường về việc gặp tiên của hai chàng Lưu Nguyễn. Hiện tượng mỗi câu dùng một điển là một thủ pháp thường thấy trong thơ Nguyễn Trãi. x. bụi bụi.
rùa 𧒌
◎ (thanh phù: 路 lộ). Ss với đối ứng hrɔ¹ (Mường Thải, Tân Phong, Huy Thượng, làng lở), da³ hrɔ¹ (Mường khói), ta³ ¹ (Mường vang), ʑɔ¹ (Giáp Lai, Sông Con, Lâm La, Cổ Liêm), ¹ (Yến Mao, Ba Trại, Mường Động) [NV Tài 2006: 264]. Kiểu tái lập: *hro² [TT Dương 2013b].
dt. bạn của ẩn sĩ. Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn, ủ ấp cùng ta làm cái con. (Ngôn chí 21.7).
rỡ 焒
◎ Trùng hình với “lửa”. Xét, “lửa” và “rỡ” đều là đồng nguyên tự. Trong đó, “lửa” (danh từ) là nguyên từ. Trong lịch sử hai chữ này cũng chỉ dùng thanh phù . Một phái sinh khác còn thấy trong tiếng Katu là rạ? (bén lửa) với tư cách là động từ [NH Hoành 1998: 248]. Kiểu tái lập là *hra³ sẽ cho lửarỡ (tính từ, động từ bất cập vật) [TT Dương 2013b].
tt. đgt. rực lên, làm cho rực rỡ lên. Ngày chầy điểm đã phong quần đỏ. Rỡ tư mùa một thức xuân (Trường an hoa 246.4).
rụng 𬈭 / 用 / 洞
◎ thanh phù nôm chủ yếu dùng thuỷ âm đ- để ghi r-. Đối ứng đ- r- giữa phương ngữ Bình Trị Thiên và Hà Nội như: đún rốn, đùng mình rùng mình, đuốc ruốc (ruốc nấu canh),… [VX Trang 1997: 241]. Phiên khác: động (TVG), rúng: rung cảm, xao xuyến, do tra cứu âm rúng trong Taberd 1838, Génibrel 1898, Paulus của 1895 (Schneider, PL). Nay theo ĐDA.
đgt. rơi xuống. (Thuật hứng 48.3, 51.4, 52.3)‖ (Tự thán 95.5, 105.5)‖ (Mộc cận 237.3). Hoa còn để rụng lem đất, cửa một dường cài sệt then. (Tức sự 124.5).
say 醝
◎ (7) thanh phù sa 差, dùng s- ghi s-; 𫑹 (1) dùng l- ghi s-. Tuy chỉ xuất hiện một lần, nhưng 𫑹 rõ ràng là cổ hơn 醝. Đan lai, ly hà: phlay, hung, khong khen: phli [Vương Lộc 1997: 61]. Ss với các đối ứng phai, khay, ksay, prai, khai, saê, thai, tsay (Mường), và các đối ứng pli (Sách), phli (Hung), pri (Pọng), Gaston tái lập là *pray [1967: 148; TT Dương 2013b].
đgt. tt. trái với tỉnh (do dùng rượu). (Mạn thuật 27.3)‖ (Thuật hứng 58.5)‖ Ngủ tênh hênh, nằm cửa trúc, say lểu thểu, đứng đường thông. (Thuật hứng 61.4, 70.5)‖ (Bảo kính 186.7).
đgt. mê đắm không tỉnh ra được. Hiềm kẻ say chưng bề tửu sắc, hoạ người thìn được thói cha ông. (Bảo kính 130.5, 168.4, 179.7).
sáu mươi 󰮏𱑕
◎ Sáu: thanh phù là “lão”. So sánh với các đối ứng prau, phau, khau (Mường), phlau (Hung, Sách), prao (Pọng), traou (Brou), tơ trou (Bahnar), prau (Stieng), trau (Mon), Gaston tái lập là *práu [1967: 53; TT Dương 2013b].
dt. sáu chục. Bề sáu mươi dư tám chín thu, lưng gày da sảy, tướng lù cù. (Ngôn chí 15.1).
sân 𡑝
◎ (thanh phù lân 粦). Dùng l- ghi ʂ-. So sánh với đối ứng sương, ksenh (Thạch Bi), khương (Mẫn Đức) của tiếng Mường, và các đối ứng trong một số ngôn ngữ bảo thủ như suon (Pọng), suôn (Laotien), sôn (Thái), thuun, suơn (chàm), suon (Khmer) [Gaston 1967: 152]. Kiểu tái lập: *kran¹. [TT Dương 2013b]. Xét, *klân chuẩn đối với *tláu (tráu: rào) ở câu thơ trên.
dt. khoảng không gian trống trước hoặc sau nhà. Tráu cúc thu vàng nảy lác, sân mai tuyết bạc che đều. (Bảo kính 164.4).
sâu 龝
◎ Nôm: 蝼 (thanh phù lâu 娄). AHV: thu. Đây vốn là chữ tượng hình trong giáp cốt văn, vẽ hình con trùng đang leo lên thân cây. An Chi cho rằng sâu là âm gốc Hán rất xưa của thu - mùa của sâu bọ. “mùa sâu” là mùa côn trùng kêu rả rích, cây cối tàn tạ, nên còn gọi là mùa sầu. Tuy nhiên, trong tiếng Hán, chữ 秋 không còn bảo lưu nghĩa “mùa sâu” nữa, mà chỉ có nghĩa phái sinh “sầu” (秋 thu: sầu, và 愁 sầu: sầu). [An Chi 2006: 190-194]. Kiểu tái lập: *krau¹ [TT Dương 2012c]. Xét, sâu gốc Hán, bọ - dòi gốc Việt-Mường. Ss đối ứng doj (13 thổ ngữ Mường), ʂɤw (3) [NV Tài 2005: 267]. x. ruồi.
dt. loài trùng chuyên ăn thảo mộc. Chẳng ngừa nhỏ, âu nên lớn, nẻo có sâu, thì bỏ canh. (Bảo kính 136.6).
sạch 瀝
◎ (âm đầu của thanh phù lịch 歷 ghi -*r-). Kiểu tái lập cho tiếng tiền Việt-Chứt: *br-/ *pr-, hoặc *kr-/ *gr-. [NT Cẩn 1997: 108- 114]. So sánh với các đối ứng như khat (Quy Mỹ: Mường), thak (cao trai), thsák (Lâm La), sek (Đà Nang), saat (chàm, laotien) [Gaston 1967: 152], k’εk (4 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 265]. Trong ba dẫn liệu trong QATT, thì có đến hai dẫn liệu có khả năng vẫn còn lưu tích của cách đọc từ giai đoạn trước để lại. Có như vậy mới giải thích được vì sao, hai câu thơ đó chỉ có sáu âm tiết. Kiểu tái lập: *krɛk⁶ [TT Dương 2012c].
tt. trái với bẩn, thường dịch chữ tịnh hoặc khiết. Chỉn đòi áo mặc sạch ← 秪求衣潔 (Phật Thuyết 15a9). Tào khê rửa nghìn tầm suối, sạch chẳng còn một chút phàm. (Thuật hứng 64.8).
tt. (bóng), thanh sạch. Am quạnh thiêu hương đọc “ngũ canh”, linh đài sạch một dường thanh. (Mạn thuật 31.2)‖ Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi, ưa mày vì tiết sạch hơn người. (Mai thi 224.2).
sất sơ 𱑎踈
◎ (suất sơ). Phiên khác: xác xơ (TVG), suất xơ: tiêu sơ, tiêu điều (ĐDA), thoắt xơ: đột nhiên xơ xác (Schneider, PL). Nghĩa khá tập trung, chỉ khác về phương án phiên. Cách phiên “xác” không hợp với thanh phù “suất” của chữ Nôm. Cách phiên “thoắt” của Schneider khắc phục được điều này, nhưng tỏ ra ép nghĩa. Xét cách ghi âm, đây là một từ láy thuỷ âm. Nên phiên là “sất sơ”, từ thế kỷ XVII về sau đọc là “thất thơ”.
tt. <từ cổ> xơ xác. Chữ “thất thơ” sau cho một biến thể láy khác: “thất thơ thất thưởng: bộ đi lưởng thưởng, yếu đuối như cò ma, chó đói” [Paulus của 1895 t2: 377]. Phồn hoa một đoạn tỉnh mơ, mẽ chuông tàn cảnh sất sơ. (Tự thán 108.2).
sầm 󱪌 / 󱽐
◎ (cự 巨+ lẫm 凜 viết lược bộ thủ thành 禀). Phb. tự dạng tương tự, nhưng khác về thanh phù trong mục bấm. Kiểu tái lập: *krâm > sầm > thầm. [TT Dương 2012a].
tt. thầm. Sầm xem mai, hay tuyết đến, say thưởng nguyệt, lệ thu qua. (Bảo kính 168.3)‖Bóng sưa ánh nước động người vay, sầm đưa hương một nguyệt hay. (Mai thi 226.2), chữ sầm dịch chữ ám trong câu 暗香浮動月黄昏 (ám hương phù động nguyệt hoàng hôn) của Lâm Bô‖ Sầm xem mai, hay tuyết đến, say thưởng nguyệt, lệ thu qua. (Bảo kính 168.3). sầm (𡗋) gióng mây tóc đà mai trắng < 暗催新髪白 (Tuệ Tĩnh- thiền tông).
thao 縧 / 縚 / 絛
◎ Nôm: 絩 Phiên khác: thêu (ĐDA, Schneider, VVK, PL), nhiễu (TVG, BVN, MQL). Xét chữ Nôm là chữ tự tạo 絩, mà 兆 có AHV là “triệu” không có phiên án phương âm nào khả dĩ, vì vậy “兆” là cách viết tắt của thanh phù 洮 có AHV là “thao”. thêu là động từ, thao là danh từ (dây thao, nón quai thao, đánh thao), điều là danh từ (chiếu cạp điều). Chỉ có “thao” (danh từ) mới chuẩn đối với “muối” cũng như “dưa”, “gấm”. Nay cải chính. Về Từ Nguyên, “thao” là từ gốc Hán với ba tự dạng đã nêu. Sách Ngọc Thiên ghi: “Thao: dây gấm” (纓飾), sách Quảng Vận ghi: “Bện tơ thừng” (編絲繩), sách Chu Lễ có lời chú: “thao đọc như chữ 絛”, tết dải mũ, đều lấy tơ để trang sức” (條,讀爲絛。其樊及纓,皆以絛絲飾之). Chuỗi đồng nguyên: thao - điều - thêu.
dt. dây dệt từ tơ lụa có hoa văn đẹp. Muối miễn dưa dầu đủ bữa, thao cùng gấm mặc chưng đời. (Tự thán 104.4).
thuốc 藥
◎ Nôm: 𫊚 / 𬟥 / 束 AHV: dược. Âm HTC *jauk [Schuessler 2007: 560], jiôk [Vương Lực 1982: 215], grjakw (Lý Phương Quế), rjawk (Baxter). 樂 lạc còn làm thanh phù cho một số chữ có âm thước như 爍 (nung chảy) 鑠 (quắc thước) [An Chi 2005 t2: 410- 411]. Ss đối ứng tʼuək (15 thổ ngữ Mường), sʼuək (5), kɔ⁴ (8) [NV Tài 2005: 277].
dt. dược. (Mạn thuật 29.6)‖ (Thuật hứng 54.5)‖ (Tự thán 78.6)‖ Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái, tật được tiêu nhờ thuốc đắng cay. (Tự thuật 112.6, 118.1)‖ (Tùng 220.2)‖ (Hoàng tinh 234.3)‖ (Thiên tuế thụ 235.4).
trả 酢
◎ Nôm: 把 AHV: tạc, âm HTrC: tshuo (Karlgren, Pulleyblank, Chu Pháp Cao), âm HTC: tsʼag (Karlgren), tshak (Vương Lực), tshaks (Baxter). Chữ sạ 乍 còn làm thanh phù cho một số từ có AHV trá như 詐 (dối lừa), 醡 (bàn ép dầu), tạc như 昨 (hôm qua), 胙 (lộc tế), 怍 (thẹn). Riêng chữ 炸 có AHVtạc (trong oanh tạc), nhưng thiết âm là trá [An Chi 2006 t5: 196]. Như vậy, trả có thuỷ âm đời Đường, và chung âm thời trung cổ. Thế nhưng, trả lại chỉ là sản phẩm từ cuối thế kỷ XVII trở về sau. Thế kỷ XII, Phật Thuyết ghi: 把𨔍 (8b9, 4b4). Kiểu tái lập: *blả . “blả coũ: đền trả công việc. blả ơn: đền đáp công ơn. mắng blả: nổi giận, mắng trả” [Rhodes 1651 tb1994: 39]. “bla vel tra: reddere, restituere… bla no su vo chou: reddere debitum conjugale” [Morrone 1838: 200]. So sánh với đối ứng klả, tlả (Canh Nan), klả (Quy Mỹ, Làng Um, Suổi Săng, Thạch Bi), *plả (Ban Pê Ngoai, Ban Ken, Làng Lum), tlả (Ai Thương, Ban Đào) trong tiếng Mường, Gaston tái lập là *plả [1967: 51], *pla [Shimizu 2002: 767]. Rhodes ghi: blảgiả [1651 tb 1994: 38, 103].
đgt. báo đáp công ơn. Ước bề trả ơn minh chúa, hết khoẻ phù đạo thánh nhân. (Trần tình 37.5). Kinh Thi phần Tiểu nhã ghi: “Quân tử có rượu, hết mời lại trả” (君子有酒,酌言酢之), lời truyện rằng: “酢: báo trả”. thương hiệt thiên ghi: “Chủ (rót rượu) đáp khách là thù, khách (rót rượu) trả cho chủ là tạc” (主答客曰酬,客報主人曰酢). Kinh Dịch phần Hệ từ ghi: “Cho nên, có thể cùng thù tạc, có thề cùng giúp thần” (是故可與酬酢,可與祐神矣). Như vậy, nghĩa gốc của ngữ tố này là “trả lễ” ([khách] rót trả rượu cho chủ nhà theo lễ của nhà Nho). Sau, nghĩa này mở rộng thành “báo trả, báo đáp, báo ơn” nói chung, chứ không chỉ giới hạn ở việc uống rượu nữa (quách phác). Ví dụ, Kinh Thi phần Tiểu nhã bài Sở thứ có câu: (報以介福,萬壽攸酢), mao truyện rằng: “酢 là báo trả”. [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 3578].
trật 失
◎ Nôm: 秩 / 栗 Các nhà phiên chú trước nay đều mặc nhiên phiên là mất. Nhưng tr- và m- chưa thấy mối liên hệ về âm trong lịch sử. Sách Phật Thuyết: áng nạ lòng thực dấu, tủi xót chăng trật sự no. (cha mẹ tình thành thực, thương yêu chẳng lúc nào thôi) < 父母情誠厚,憐憫無時 (tr.13b1), chữ trật đối dịch từ chữ thất 失 (mất), nguyờn bản nôm trật được ghi bằng hai chữ 坡栗 (pha lật) được tái lập là blạt [HT Ngọ 1999: 107; Shimizu Masaaki 2002: 767; NQ Hồng 2008: 134]. QATT chữ trật được một lần ghi là 栗 lật ở vị trí 202.1, Trần Văn Giáp và ĐDA cải chính, và đề xuất phiên lật với nghĩa là “trật, lỡ” [ĐDA: 823]. Từ pha lật 坡栗 trong Phật Thuyết đến lật 栗 trong QATT, đã xảy ra quá trình từ “chữ kép” (loại e1) chuyển sang “chữ đơn” (loại c). Quá trình biến đổi ngữ âm từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII có thể hình dung như sau: blạt > trật. Tương ứng như các trường hợp *blời > trời, *blả > trả, *blái> trái, *blọn > trọn, *blai > trai, *blở > trở [Shimizu Masaaki 2002: 767]. Như thế chữ Nôm trật 秩 trong văn bản dương bá cung là chữ Nôm của thế kỷ XVIII trở về sau. Diễn biến chữ (thế kỷ XII) > 栗 (thế kỷ XV) > 秩 (thế kỷ XVIII >). Chữ trật với nghĩa là “thua, lỡ, hỏng, trái với được” xuất hiện tám lần trong QATT, trong khi mất chỉ xuất hiện ba lần. Sự khu biệt nghĩa cũng khá rõ ràng: mất là một từ trỏ “chết, dứt, đứt đoạn”, vốn có nguyên từ là một 歿 (x. mất), Ss hoặc nhân nhớ con, gầy biến chết mất 或因緣子衰變死亡 (Phật Thuyết 20b1), han hỏi đi lại từ chưng ấy ắng mất 參問起居從茲斷絕 (Phật Thuyết 21a3). Còn trật thường là trái nghĩa với được, và luôn đi đôi với được trong QATT. Song ở đôi chỗ phảng phất có sự xâm lấn lẫn nhau, đây chính là giai đoạn trù bị để cho mất thay thế trật từ thế kỷ XVII trở về sau, còn trật lại chuyển sang nghĩa “sai đi, chệch đi” như Rhodes ghi nhận [1651 tb1994: 40, 147]. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, đắc >< thất, được >< trật, là hai cặp điệp thức có cùng nguyên từ là 得 >< 失 . 得 đắc / được là chuỗi liên hệ đã được làm rõ từ lâu. Còn 失 thất/ trật ít nhiều có thể thấy lưu tích qua thanh phù của chữ Nôm trật 秩 (trật tự, phẩm trật), trật 跌 (Trượt, trật trưỡng), trật 袠 / 帙 (túi sách). Kiểu tái lập *plat⁶. [TT Dương 2012c].
đgt. <từ cổ> mất. Lấy đâu xuất xử lọn hai bề, được thú làm quan trật thú quê. (Tự thán 109.2)‖ (Tự thuật 121.2)‖ (Bảo kính 161.4, 176.6, 182.2, 184.6)‖ (Giới sắc 190.3)‖ (Tích cảnh 202.1).
trắng 𱱽
◎ So sánh với đối ứng như plăŋ³, tlăŋ³, klăŋ³ (Mường) [NV Tài 2005: 282], chúng ta có thể nhận định, thanh phù lãng dùng để ghi thuỷ âm kép có -l-. Rhodes ghi “tláng, tláng tŏát, tláng như cò” [1994: 231]. Các kiểu tái lập: *tlaŋ⁵/ *klaŋ⁵ / *plaŋ⁵> (trái với đen).
dt. màu bạc. Nhật nguyệt dễ qua biên trắng, cương thường khôn biến tấc son. (Tự thán 87.3).
tức 息
◎ Nôm:
tt. bực mình trong lòng khiến gây hỏa khí mà thở mạnh hơn, như tức khí. Chữ là chữ hội ý kiêm hình thanh, tự 自và tâm 心nghĩa là từ tâm sinh ra, trong đó tự 自vừa làm ý phù vừa làm thanh phù, mà chữ tự đồng thời là viết tắt từ tị 鼻, người xưa cho là khí thì trong lòng đưa qua mũi thì thành khí. Sách Tăng Vận ghi “một lần hơi hít vào một lần hơi đưa ra là một tức” (一呼一吸爲一息). Thục Đế để thành trêu tức, phong vương đắp luỹ khóc rân. (Điệp trận 250.5) x. trêu tức.
xấu 醜
◎ Nôm: 丒 AHV: xú. xấu là âm HHV. Chữ 醜 là chữ hình thanh, bộ quỷ 鬼 làm ý phù, chữ dậu 酉 làm thanh phù, người xưa cho rằng quỷ rất xấu cho nên mới dùng bộ quỷ. Ss đối ứng sâw³ (nguồn), sâw³ (Mường bi), nơm¹ (Chứt), taor (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 236].
tt. trái với tốt. Ở bầu thì dáng ắt nên tròn, xấu tốt đều thì rập khuôn. (Bảo kính 148.2). Phb. xủ.
đuổi 追
◎ Nôm: 𧻐 AHV: truy. (ţwi) LH ţui OCM *trui [Schuessler 2007: 630]. Xét chữ “truy” có âm phiên thiết là “đôi”, làm thanh phù cho các chữ có âm đôi như 磓 (ném đá), 䭔 (các loại bánh) [x. NN San 2003b: 167]. Các sách Tập Vận, vận hội ghi âm phiên thiết: “đô lôi thiết, âm đôi” (都雷切,音堆). Ss đối ứng tuəj, duəj (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 217]. Như vậy, đây là từ hán Việt-Mường.
đgt. rượt theo, truy nã. Làm người mựa cậy khi quyền thế, có khuở bàn cờ tốt đuổi xe. (Trần tình 44.8).
đá 石
◎ Nôm: 𥒥 AHV: thạch. đá đọc theo âm THV, lưu tích của âm này còn thể hiện qua một số chữ Hán hình thanh sớm như đố 妬 (đố kỵ), đố 蠹 (con mọt), trong đó 石 đều làm thanh phù. Âm thạch/ thạc của chữ 石 còn làm thanh phù cho một số chữ hình thanh muộn như thác 拓 (khai thác), thạc 碩 (thạc sĩ), thác 橐 (ống bễ), thạch 祏 (bài vị tổ tông), thạch 鼫 (chuột) [An Chi 2006 t4: 295- 297]. Ss đối ứng ta (21 thổ ngữ Mường), da (10 thổ ngữ), pʼu (6 thổ ngữ), kʼu (17 thổ ngữ). Như vậy, “đá” gốc Hán, “phu”, “khũ” gốc Mường [NV Khang 2002: 235- 236].
dt. trong sắt đá. Tôi ngươi một tiết bền bằng đá; biên tóc mười phần chịu những sương. (Tự thán 82.5). x. la đá.
đứa 丁
◎ Nôm: 打 / 𠀲 Phiên khác: đánh thơ: dịch chữ “chiến thi” của Hàn Dũ (TVG, ĐDA). Nay theo VVK. Xét, chữ “丁” AHV là “đinh”, âm THV Việt hoá là “đứa” < đá (THV). Âm “đá” này làm thanh phù cho “打” (đả), nguyên âm -a- còn bảo lưu trong âm THV “đánh”. Hoặc, âm “đảnh”/ đỉnh (頂), “đanh”/ “đinh” (釘). Vả lại, chữ Nôm luôn dùng 丁 làm thanh phù. Đối ứng dɯa³ (Mường) [VĐ Nghiệu 2011: 57].
dt. <từ cổ> dân đinh, người đã đủ tuổi để gánh vác việc thuế dịch thời xưa. Vào tiếng Việt, ngữ tố này mới trở thành loại từ chỉ người. Miệt bả hài gai khăn gốc, xênh xang làm mỗ đứa thôn nhân. (Mạn thuật 33.8)‖ (Bảo kính 148.8)‖ Thế những cười ta rằng đứa thơ, dại hoà vụng nết lừ cừ. (Tự thán 90.1, 95.7, 102.4). Công danh mảng đắm, ấy toàn những đứa ngây thơ (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú).
rủ 𫫵,
◎ thanh phù: lũ. Có khả năng thế kỷ XV là thủy âm l-. Lưu tích hiện nay còn trong nhủ (nhắn nhủ), rủ (rủ rê).
đgt. nói khuyên ai đó cùng làm việc gì. Rủ vượn hạc xin phương cổi tục, Quyến trúc mai kết bạn tri âm. (Tự thuật 119.3).
cái 介
◎ Nôm: 丐, 𡛔 (thanh phù cái 丐). Âm phiên thiết: cổ bái thiết 古拜切 (Quảng vận) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 103], cư bái thiết, tịnh âm cái 居拜切,𠀤音戒 (Tập vận, Vận hội, Chính vận); AHV: giới.
tt. <từ cổ> lớn, to. Sách Nhĩ nhã ghi: “Cái: lớn vậy” (介大也). Kinh dịch ghi: “Nhận phúc lớn này, từ tiên Vương Mẫu” (受茲介福,于其王母), Vương Bật chua: (受茲大福) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 104]. Tiếng Việt còn bảo lưu một số từ như sông cái (>< sông nhánh), rễ cái (>< rễ phụ), cột cái (>< cột quân), đường cái (>< đường nhỏ), nhà cái,... Sau, mới chuyển thành danh từ với nghĩa (cái chủ, cái chính, kẻ đứng đầu, cầm trịch), như cầm cái, làm cái, bắt cái.
dt. HVVD. <từ cổ> mẹ [An Chi 2005 T2: 203], nghĩa này dẫn thân từ nghĩa “to, lớn”, như sông cái = sông mẹ [Paulus Của 1895: 90], do mẹ cũng có nghĩa tương tự: cái lớn cái nặng là mẹ, cái nhỏ cái nhẹ là con” [Từ hải, chuyển dẫn An Chi 2005 T2: 204]. Vì thế, cái đã chuyển dụng sang nghĩa “mẹ”, “giống cái”. (Ngôn chí 21.8). Nhắn bảo phô bay đạo cái con, Nghe lượm lấy, lọ chi đòn. (Huấn nam tử 192.1)‖ con dại cái mang tng. Đạo cái con: là đạo của con đối với mẹ, còn có biến thể đảo âm là “con cái”. Âm PVM: *ke? [VĐ Nghiệu 2011: 46]. Ss đối ứng kaj (18 thổ ngữ Mường), maj (2 thổ ngữ), me (4 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 219], kạn (Katu) [NH Hoành 1998: 252]. Cái / gái - mái - mẹ là các từ đồng nghĩa/ gần nghĩa vào thời cổ, có khả năng nghĩa gốc đều trỏ “giống cái” hoặc “mẹ”. Mẹ / mạ / / me (媽), mụ (媒), u (媼) là từ gốc Hán, cái / gái gốc Việt-Mường, mái chưa rõ gốc, nạ - bầm gốc Việt.
dt. <từ cổ> âm cổ của gái, phái sinh từ nghĩa ②, “mẹ” > giống cái, con gái nói chung. “Con cái: con trai và con gái, chỉ dùng cho người” [Rhodes 1651: 51]. Thế sự trai yêu thiếp mọn, Nhân tình cái nhớ chồng xưa. (Bảo kính 179.6). “Lại cái: nguyên là đàn ông mà giả dạng đờn bà; không phải đực không phải cái” [Paulus Của 1895: 90].
sâu 溇
◎ (thanh phù lâu 娄). So sánh với đối ứng khu (Hạ Sữu, Thái Thịnh, Mẫn Đức), ksu (Thạch Bi), kru ( Úy Lô) trong tiếng Mường và các đối ứng trong một số ngôn ngữ bảo thủ như khlu (Hung), jơrau (Bahnar), čru (Tênh) [Gaston 1967: 151-152]. Kiểu tái lập: *krau¹ [TT Dương 2013b].
tt. (đáy) thẳm do đầy nước, trái với cạn. Dễ hay ruột bể sâu cạn, Khôn biết lòng người vắn dài. (Ngôn chí 6.5).
miễn 免,
◎ thanh phù có m-. Lưu tích có l- trong tiếng Việt hiện đại là “lẫn”, “liễn” [ĐDA 1976: 704]. Kiểu tái lập: *mlien⁴ [TT Dương 2013b].
đgt. <từ cổ> chỉ cần. Chén chăng lọ chuốc rượu La Phù, Khách đến ngâm chơi, miễn có câu. (Trần tình 43.2)‖ (Thuật hứng 48.8, 56.4, 60.2)‖ (Tự thán 78.7, 112.4)‖ (Bảo kính 140.3, 146.2, 160.2, 163.2, 187.2)‖ (Cúc 217.7).
đốt 焠
◎ Nôm: 炪 Âm phiên thiết: thủ nội (取內), AHV: thối, âm HTC: *sthuts (Baxter). Xét cấu trúc {火+卒}, thanh phù tốt. Như vậy, đốt là âm THV [Schneider 1995]. Văn cảnh: “Có người chán nằm bèn đốt tay, có thể gọi là tự nhẫn vậy” (有子惡臥而焠掌,可謂能自忍矣!) [Tuân Tử - Giải tế]. Như vậy, “đốt” gốc Hán, “nung”- “cháy” gốc Việt. Ss đối ứng toc, doc, tot, dot (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 216]. x. trui.
đgt. làm cho cháy. Bốn bể nhẫn còn mong đuốc đốt, Dầu về dầu ở mặc ta dầu. (Bảo kính 154.7). x. đuốc.
đgt. <từ cổ> phơi, đối dịch chữ bộc 曝. Chữ này thông với bộc 暴 trong tiểu triện gồm hình mặt trời ở trên, với chữ củng 廾 (hai cánh tay giơ lên), với chữ xuất 出 và bộ mễ 米 (thóc, gạo) trỏ việc mang thóc ra phơi nắng. Cơ- gió thổi mặt bờ- lời đốt < 風吹日曝 (Phật thuyết 20a3), tiếng Việt và tiếng Hán có từ bộc lộ 曝露, với nghĩa gốc là phơi nắng phơi sương, và nghĩa dẫn thân hiện nay vẫn dùng là ”thể hiện lòng mình ra”, gần nghĩa với các từ Hán Việt Việt tạo khác là bộc bạch 曝白, bộc trực 曝直. Chữ Nôm có bộ hỏa là vì vậy. Cũng có thể phiên là chuốt với nghĩa “trau chuốt, tu rèn” như TVG, ĐDA, MQL, PL. Nhưng sẽ làm ý thơ lộ, và quan trọng nhất là làm lộ chủ thể phát ngôn. Trong khi, đây là bài vịnh hoa cúc đỏ. Cho nên, ”đốt lòng đan” là tả việc cánh hoa cúc nở bung ra trong tiết thu, phơi màu son đỏ rực rỡ của nó dưới nắng sương, chẳng lấm chút bụi trần. Đặt câu thơ trong cả bài thơ, ta sẽ thấy hình tượng ”phơi lòng đan” nằm trong tổng thể hữu cơ với những tầng biểu tượng xoay quanh hoa cúc. Và đương nhiên, lúc này, ta mới tính đến hàm ý ngôn ngoại của cả bài thơ. Đốt lòng đan chăng bén tục, Bền tiết ngọc kể chi sương. (Cúc 217.3).